Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

BÌNH THẢN VÀ THUẦN KHIẾT, VÀ ĐẠO SẼ ĐẠT ĐƯỢC.



Tôi bảo bạn rằng đứa trẻ học 'của tôi', 'cho tôi', người', 'tôi'. Bây giờ, bạn có thể đi sang điều đối lập và bạn có thể nói, "Cái không là của tôi." Và bạn có thể nói rằng không có bản ngã trong bạn, và bạn không sở hữu cái gì; 'cho tôi' không tồn tại, và bạn cũng là một dạng thiêng liêng, một dạng của cái vô hình dạng. Nhưng nếu đó chỉ là việc đi sang cực đoan kia thế thì chẳng cái gì có được. Nếu đó là hiểu biết từ chỗ giữa, thế thì cái gì đó là thu được. Nhưng từ chỗ giữa bạn sẽ không nói, "Tôi không sở hữu cái gì” - nhớ điều đó. Điều này là có thể chỉ nếu bạn vẫn nghĩ rằng cái gì đó có thể được sở hữu. Một ngày nào đó bạn nghĩ bạn có thể sở hữu, ngày khác bạn phủ nhận và bạn nói, "Tôi không sở hữu gì cả. Tôi từ bỏ." Nhưng trong từ bỏ của bạn có sở hữu rồi. Làm sao bạn có thể từ bỏ thế giới nếu bạn không sở hữu nó?

Con người thực sự của hiểu biết không bao giờ từ bỏ cái gì. Người đó đơn giản hiểu: "Chẳng có cái gì để sở hữu, cho nên làm sao tôi có thể từ bỏ được?"

Người ta nói về một hoàng đế Nhật Bản là ông ấy đã từ bỏ vương quốc của mình và đi tới một Thiền sư. Ông ấy cúi lạy dưới chân thầy và nói cực kì khiêm tốn, "Tôi đã từ bỏ vương quốc."

Thiền sư nói, "Thế thì tốt hơn cả là ông đi và sở hữu nó lần nữa, giành lấy nó lần nữa đi. Tốt hơn cả là ông đi đi."

Hoàng đế rất bối rối. Ông ấy nói, "Thầy ngụ ý gì? Tôi đã thực sự từ bỏ nó."

Thầy nói, "Nếu ông đã thực sự từ bỏ nó, thế thì làm sao ông có thể nói rằng ông đã từ bỏ nó? - bởi vì từ bỏ thực chính là hiểu biết đơn giản rằng không cái gì thuộc vào ông cả. Chẳng có gì để mà từ bỏ."




Từ bỏ là có thể chỉ nếu, ngay chỗ đầu tiên, bạn chấp nhận rằng sở hữu là có thể. Không gắn bó là có thể chỉ nếu, ngay chỗ đầu tiên, bạn chấp nhận rằng gắn bó là có thể. Con người thực của hiểu biết đi tới biết rằng gắn bó là không thể có. Gắn bó là giả. Sở hữu là giả; điều đó là không thể được. Không thể nào sở hữu được. Thế thì phỏng có ích gì mà từ bỏ? Phỏng có ích gì mà trở thành không gắn bó? Gắn bó đơn giản biến mất. Nếu gắn bó biến mất và không còn gì đằng sau, thậm chí không có không gắn bó, ý tưởng về không gắn bó, thế thì bạn là thuần khiết và bình thản. Nếu gắn bó biến mất nhưng bây giờ nó được thay thế bằng không gắn bó, bạn đã đi sang cực đoan khác. Khi bạo hành biến mất, không phải là có không bạo hành trong bạn đâu. Phỏng có ích gì mà không bạo hành? Bạo hành đã biến mất, và cả không bạo hành cùng nó. Nhị nguyên đi đôi với nhau. Bây giờ bỗng nhiên bạn bị bỏ lại một mình, thuần khiết. Nếu bạn đi vào cái này, bạn đi vào cả cái kia nữa.



"Này, anh thanh niên, tôi hiểu anh muốn trở thành con rể tôi," người bố nói với anh bạn trai của con gái ông ta, Mulla Nasruddin.

"Không thưa bác, không đích xác vậy đâu," Nasruddin đáp. "Nhưng nếu cháu cưới con gái bác, cháu thấy chẳng có cách nào cháu có thể thoát ra khỏi điều đó."


Người này đã hỏi, "Này, anh thanh niên, tôi hiểu anh muốn trở thành con rể tôi"; và Nasruddin nói, "Không thưa bác, không đích xác vậy đâu. Nhưng nếu cháu cưới con gái bác, cháu thấy chẳng có cách nào cháu có thể thoát ra khỏi điều đó!"

Nếu bạn cưới con gái của ai đó bạn trở thành con rể nữa, đồng thời. Không thể chọn riêng một trong hai điều đó được; chúng đi cùng nhau. Thực tế gọi chúng là hai là không đúng. Chúng là một hiện tượng nhưng được nhìn từ hai phía.

Khi bạn trở nên bạo hành, không bạo hành bước vào. Khi bạn trở thành không bạo hành, bạo hành đợi đằng sau. Chúng đi cùng nhau. Mọi nhị nguyên đều đi cùng nhau. Khi dục biến mất, vô dục cũng biến mất - nhớ điều đó. Nếu bạn bắt đầu tuyên bố rằng bạn đã trở nên vô dục thế thì hoạt động dục vẫn tồn tại, và bất kì ngày nào nó đều có thể bùng nổ. Bạn đang ngồi trên núi lửa. Khi dục đã mất đi thì nghĩa của vô dục là gì? Thế thì nó đơn giản vô nghĩa, từ này là vô nghĩa. 'Vô dục' có thể mang nghĩa chỉ trong tham chiếu tới dục.

Phật nói: Khi cả hai nhị nguyên đều mất đi, ông đơn giản ở giữa - im lặng, bình thản, thuần khiết. Đạo được đạt tới. Đạo là Trung Đạo.


Cuối cùng, để cho bạn bao giờ cũng nhớ tới nó, để tôi cô đọng toàn thể vấn đề trong một câu: Bất kì khi nào bạn mệt mỏi, nản chí, bị kết thúc với cái gì đó, vẫn còn tỉnh táo đi - tâm trí sẽ có khuynh hướng đi sang cái đối lập.

Khi dây quá chùng, tâm trí sẽ có khuynh hướng làm chúng quá căng - và ở đó bạn lỡ. Và khi tâm trí quá căng, sợi dây quá căng, một ngày nào đó bạn sẽ bị mệt mỏi về điều đó nữa bởi vì âm nhạc sẽ không thoát ra từ nó. Thế thì tâm trí sẽ có khuynh hướng lại làm cho chúng chùng ra nữa.

Đây là cách cuộc sống cứ diễn ra... kiếp này tiếp kiếp khác, bạn cứ chuyển từ cực này sang cực khác. Bạn trở thành quả bóng - bị đá từ bên này sang bên kia, bị đá từ bên kia sang bên này. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi trò chơi này, trò chơi luân hồi này, trò chơi của thế giới này, thế thì ở vào giữa. Bất kì khi nào một khoảnh khắc tới để quyết định, rất tỉnh táo; đừng bao giờ đi sang cực đối lập kia. Nhớ vẫn còn ở giữa.

Nếu bạn có thể học vẫn còn ở giữa thì bạn đã học được tất cả mọi điều có đó để học, và tất cả mọi điều đáng học. Đạo của Phật được gọi là majjhim nikai, 'Trung Đạo'. Ông ấy là một trong những người tìm kiếm xuyên thấu nhất về chân lí. Ông ấy đã làm cái gì đó rất sâu sắc, đã khám phá ra cái gì đó mà bạn có thể dùng được. Nó không phải là nghi lễ, nó không phải là lời cầu nguyện. Nó là cái gì đó liên quan tới nhận biết của bạn. Toàn thể lĩnh vực công trình của ông ấy là nhận biết.

Cho nên vẫn còn ở giữa đi. Nếu bạn đã ăn quá nhiều, đừng bắt đầu nhịn ăn. Điều đó rất đơn giản. Đó là cách mọi người vẫn cứ làm. Tôi biết nhiều người: hai hay ba tháng đầu họ sẽ nhịn ăn và ăn kiêng, và thế rồi họ sẽ xô tới thức ăn. Và thế rồi họ sẽ trở nên bị ám ảnh; trong hai hay ba tháng họ sẽ ăn quá nhiều. Lần nữa, bất kì cái gì mà nhịn ăn đã có tác dụng cho thân thể họ đều bị hoàn tác lại. Lần nữa họ sẵn sàng nhịn ăn. Theo cách này họ cứ tiếp diễn - quả bóng bị đá từ đây qua đó.
Thức ăn đúng, số lượng đúng, được ăn với nhận biết, là đủ. Bạn không cần ăn quá nhiều, bạn không cần nhịn.


Nhớ tới chỗ giữa và bạn bao giờ cũng đúng.

Trích sách Osho - NGÔ TRUNG VIỆT  dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét